Ca khúc nổi tiếng Y_Vũ

Kim

Vào năm 1969, Y Vũ làm việc ở Vũng Tàu, tối tối ông thường đi chơi ở vũ trường Blue Star, quen rồi yêu một vũ nữ tên là Kim. Cô gái có hoàn cảnh nghèo này bị bệnh tim. Ðể khích lệ tinh thần Kim, Y Vũ viết bài Kim. Bài hát lập tức nổi tiếng và được ca sĩ Túy Phượng - nữ hoàng nhạc twist lúc đó hát trên cả đài phát thanh lẫn truyền hình. Khoảng một năm sau thì cô gái mất, Y Vũ đau buồn viết tiếp bài Những tâm hồn hoang lạnh riêng tặng cho kiếp vũ nữ.

Tôi đưa em sang sông

Theo nhạc sĩ Nhật Ngân: Vốn là ca khúc đầu tay của Nhật Ngân viết ở Ðà Nẵng vào năm 1960. Sau đó Nhật Ngân gởi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân xuất bản với sự sửa đổi một vài chỗ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông tin VNCH lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẻ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẻ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước. Câu kết của bản gốc là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đua" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Vì lúc đó Nhật Ngân chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với "Tôi đưa em sang sông" để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được xuất bản, "Tôi đưa em sang sông" được ký tên là Trần Nhật Ngân - Y Vũ. Sau đó Y Vũ có viết tiếp một bài nữa dựa vào ý bài này là bài Ngày cưới em.

Theo nhạc sĩ Y Vũ: Trong một cuộc phỏng vấn thực hiện bởi Vietface TV (thuộc Trung tâm Thúy Nga), có trụ sở taị Hoa Kỳ, Y Vũ xác định nguyên văn như sau: "Nhạc phẩm này là do tôi hoàn toàn sáng tác. Y Vân, anh ruột tôi lúc đó là thầy dạy của ba người: tôi, Anh Thy & Nhật Ngân; sau khi nghe bài hát này có nói mày để cả tên Nhật Ngân vào cho nó nổi tiếng. Tôi nghe lời anh mà làm theo vậy thôi."

Trong chương trình ngày 18/11/2017 'Hát Câu Chuyện Tình' của đaì truyền hình HTV7 [1] phút 17:15, nhạc sĩ Y Vũ xác nhận lần nưã ông là tác giả duy nhất bằng cách đưa ra bản thảo mà ông viết tay của tác phẩm này.[2][3]

Liên quan